Bải Đã Đăng

1

Thursday, August 24, 2017

Tiền Tip Sự Biểu Hiện Của Lịch Sự và Văn Minh


Cho tiền tip là 1 thói quen rất phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng dường như nó lại khá lạ lẫm đối với người Việt. Tuy nhiên văn hóa tiền tip lại rất quan trọng, nhất là khi bạn đi du lịch vì nó ngày càng được nhiều nước trên thế giới tiếp thu. Vì vậy, nếu không biết gì về khoảng tiền cần tip và cách tip như thế nào, bạn sẽ nhận được những ánh mắt không thiện cảm từ người phục vụ.
Nhiều người quan niệm đây là khoản tiền cho tùy ý, nếu phục vụ tốt hoặc thích thì cho, không cũng chẳng sao. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy tiền tip tuy không bắt buộc nhưng lại gần như là bắt buộc. Vì bạn sẽ để lại ấn tượng xấu nếu không cho tiền tip cho phục vụ. Văn hóa cho tiền tip ở Việt Nam và các nước có nhiều điểm khác nhau. Đối với mỗi nước, bạn cần phải biết nên cho ai, cho như thế nào và cho bao nhiêu là đủ? Vài ví dụ điển hình về quan điểm cho tiền tip của khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Thậm chí luật pháp của một số nước còn quy định tiền tip là một hình thức thu nhập cá nhân và phải đóng thuế. Nhiều nhà hàng, khách sạn còn cộng cả tiền tip vào hóa đơn để tránh trường hợp khách hàng “lỡ quên”. Nhưng đối với các nước Châu Á, tiền tip thường không được khách hàng quan tâm. Đặc biệt nhiều nước còn xem hành động “tip” tiền là kém lịch sự và không tôn trọng người phục vụ, thậm chí là lãng phí đi một khoản chi tiêu không đáng có. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về văn hóa tiền tip ở nước ta và các nước khác để xử sự cho đúng cách. 1. Việt Nam Người Việt Nam thường có thói quen không quan tâm đến việc cho tiền người phục vụ vì quan niệm rằng khách hàng có quyền được hưởng sự phục vụ tận tình và đây là nhiệm vụ hiển nhiên của người bán. Do đó, mỗi khi đến bất kỳ 1 nơi nào, bạn chỉ trả đủ tiền trong hóa đơn và người phục vụ cũng vui vẻ làm tròn trách nhiệm của mình. Nhưng khi đến các nước khác, chúng ta gặp phải sự cố về vấn đề này. Thói quen không biết đến tiền tip vẫn được duy trì và để lại cái nhìn không thiện cảm cho người khác. Khi đi taxi hay nhờ người phục vụ mang giúp hành lý… mà bạn chỉ trả cho họ những lời cảm ơn và nụ cười thân thiện thì chắc chắn họ sẽ không vui, thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Lúc đó bạn mới ngỡ ngàng và lưu ý hơn về vấn đề này. 2. Mỹ Mỹ được xem là nước xuất hiện thói quen cho tiền tip từ rất lâu đời, vì thế tiền tip ở đây cũng cao hơn so với các nước khác. Công dịch vụ được tính theo giờ và càng đông khách thì tiền tip càng nhiều. Bình thường bạn phải trả từ 10% - 15% giá trị hóa đơn nếu dịch vụ trung bình, 15% - 20% nếu dịch vụ tốt và trên 20% cho dịch vụ hảo hạng. Nếu nhờ người khuân vác trong khách sạn mang hành lý từ sảnh lên phòng hoặc ngược lại thì bạn nên tip cho họ mỗi vali, khoảng từ 1-2 dollars/vali. Tip cho nhân viên hãng máy bay express service drop off, cũng giống như vậy từ 1-2 dollars cho mỗi vali hành lý. Tiền thưởng cho người tài xế lái xe taxi, thợ cắt tóc, hoặc người phục vụ ở nhà hàng, quán bar khoảng 15% trị giá hóa đơn dịch vụ. Nếu cách phục vụ tốt, bạn rất hài lòng, bạn nên tip nhiều hơn, có thể 20-25%. Đến bất kỳ đâu trên nước Mỹ bạn cũng phải chuẩn bị 1 ít tiền lẻ để cho người phục vụ. 3. Australia Trước đây, đất nước này không có thói quen thưởng tiền tip cho người phục vụ vì họ cho rằng nhân viên nhà hàng đã được trả tiền lương hằng tháng và số tiền này khá cao nên họ không cần cho thêm. Nhưng hiện nay, tiền tip đã trở thành thói quen của người bản xứ. Thông thường, tiền tip dành cho người phục vụ tại các nhà hàng là khoảng 10% giá trị hóa đơn, nhưng người Australia lại không hay “bo” cho tài xế taxi. Vì vậy, các bác tài cũng không tỏ ra khó chịu nếu không được du khách thưởng thêm. Tuy nhiên, văn hóa tiền tip của quốc gia này gần đây cũng có nhiều thay đổi, du khách có xu hướng dành tiền thưởng cho nhân viên phục vụ ngày càng nhiều. 4. Pháp Người Pháp vốn nổi tiếng lịch thiệp nên họ không bao giờ quên thưởng tiền cho nhân viên phục vụ. Họ luôn biết phải cho những ai và cho bao nhiêu tiền. Bên cạnh đó, tiền tip ở nước này cũng khá cao, ngang ngửa với nước Mỹ hoặc có khi còn nhiều hơn. Nhiều nơi, phí phục vụ được cộng sẵn vào hóa đơn 15%. Nhưng khách thường đưa thêm một khoản nhỏ để thay lời cảm ơn. Đôi khi chỉ là tách café hay lon nước ngọt nhưng họ cũng sẵn sàng thưởng cho bồi bàn 5 euro. 5. Nhật Nhật Bản thường không có thói quen cho tiền tip hoặc có rất ít người bị ảnh hưởng văn hóa này của Phương Tây. Vì vậy bạn nên cẩn thận khi du lịch ở Nhật, tại một số nơi, bạn sẽ bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền cho phục vụ. Người Nhật thường không thích nhận tiền của khách, vì họ đã được trả 10% trích từ hóa đơn. Do đó, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và bị bồi bàn đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa. 6. Thái Lan Hằng năm, Thái Lan đón 1 lượng khách lớn từ khắp các nước trên thế giới. Du khách ở mỗi nước có cách cho tiền tip khác nhau và thông lệ nhận tiền tip cũng không đồng nhất ở mỗi nơi trên nước Thái. Những nơi càng đông khách du lịch Châu Âu thì thói quen nhận tiền tip của người phục vụ thường nhiều hơn, vì thế họ rất hài lòng với công việc. Tuy nhiên, những tài xế xe lam không bao giờ lấy làm phiền khi khách trả đúng hóa đơn mà không cho thêm tiền “tip”. 7. Singapore Theo quy định chung ở đất nước sư tử xinh đẹp thì nhân viên phục vụ ở mọi bộ phận không được nhận tiền tip. Vì thế, các nhà hàng, khách sạn đã cộng thêm 10% phí phục vụ vào mỗi hóa đơn. Tuy nhiên, nhân viên mang vác hành lý tại các khách sạn có quyền được nhận tiền thưởng của khách. Do đó, nếu hành lý của bạn được nhân viên mang lên phòng, bạn nhớ cho họ vài đô la. Còn đối với những nhân viên khác, dù bạn không cho tiền “bo” thì họ vẫn phục bạn một cách chu đáo. 8. Trung Quốc Đối với đất nước đông dân này, tiền tip được coi là điều bất thường, thậm chí còn bị xem là thô thiển. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn nhà nước bị cấm nhận tiền tip từ khách du lịch. Vì thế, khách du lịch không phải chi bất cứ khoản tiền “tip” nào trên đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ ở những khách sạn và các dịch vụ tư nhân. Một số người cho rằng, khách du lịch quốc tế rất giàu có đặc biệt là các nước phương Tây nên việc thưởng cho nhân viên vài đô cũng chẳng đáng là bao. Hơn nữa, nhân viên sẽ thích hơn khi có thêm tiền thưởng ngoài số lương có được hằng tháng.
Cho tiền tip như thế nào?
Trước tiên, bạn nên biết mình cần thưởng tiền cho ai để không bỏ sót người nào. Danh sách những người bạn nên cho tiền tip gồm có: bồi bàn, nhân viên giặt ủi trong khách sạn, người chuyển đồ, tài xế, hướng dẫn viên du lịch, người dọn phòng, người làm mẫu ở quảng trường khi chụp hình, người phục vụ trong quán bar… Có thể bạn không nhớ tất cả những nhân viên phục vụ trên, nhưng hãy nhớ cho tiền những ai đã phục vụ bạn.

Trước khi đi du lịch bạn nên tìm hiểu qua về phong tục cho tiền tip ở mỗi nước để biết cách cho tiền 1 cách thích hợp. Vì ở nhiều nước, nếu không cho tiền “bo” bạn sẽ bị coi là không hiểu biết, đôi khi còn bị nhân viên phản ứng ra mặt.
Chuẩn bị sẵn tiền lẻ của mỗi nước. Hiện nay, đồng đô la được chấp nhận ở nhiều nước nên bạn có thể đổi đô lẻ tại ngân hàng đem theo cho tiện. Nên giữ lại tiền lẻ sau khi mua quà lưu niệm, ăn uống… Nếu hết tiền lẻ, bạn có thể đổi ở quầy lễ tân.
Khi ăn ở nhà hàng, khách sạn nên chú ý đến hóa đơn. Nếu trong hóa đơn đã cộng thêm khoảng 10% hay 15% phí phục vụ thì bạn không bắt buộc phải cho tiền tip, trừ trường hợp bạn muốn cho thêm.
Khi đưa tiền cho nhân viên phục vụ, bạn nên tỏ thái độ thân thiện và nở 1 nụ cười với họ. Hãy cho họ thấy rằng, bạn cho tiền 1 cách tự nguyện chứ không phải bắt buộc. Hơn nữa, hành động này cũng tạo thoải mái cho cả 2 bên.
(Theo himmag- Tường Lam dịch thuật) 




------------------------------------------------------------------------------------------
From: Uyên Thy with Lam Tuyen
Dông dài về chuyện tiền "TIP " Việt nam mình còn gọi là tiền Tê ( T )
Hôm nay Uyên Thy nhận được một bài viết của người bạn gửi qua email , đọc thấy hay và có liên quan đến ngành nghề của mình nên Uyên Thy liền copy và post lên cho cả nhà cùng đọc nhé
Uyên Thy trong ngành nhà hàng nay đã trên 33 năm !!! Từ lúc mới vào nghề là lặt rau rửa chén , rồi phụ bếp , sau đó đi học để lấy bằng International Chef của Le Cordon Bleu ! Uyên Thy cũng đã từng làm cho các nhà hàng nổi tiếng sang trọng của Mỹ ở Hollywood , rồi cũng đã từng làm bếp chính của Bệnh viện cả chục năm trời !!!!! Nói tóm lại trường đời và trường học Uyên Thy đều có kinh nghiệm xương máu !!!! Vì vậy nên Uyên Thy biết ngoài tiền lương , những người sống bằng nghề nhà hàng còn sống nhờ vào tiền Tip nữa !!!
Cho nên từ ngày làm chủ nhà hàng Uyên Thy luôn luôn chia đều tiền tip cho nhân viên mặc dù mình rửa chén lau nhà giúp cho họ cũng không lấy đồng nào
Đôi khi Việt Nam mình không công bằng đi ăn nhà hàng Mỹ thì cho rất sộp ( 15-18% ), nhưng ăn nhà hàng Việt Nam thì sai bồi bàn chạy đứ đừ , khi trả tiền đứng dậy 3-4 người mà chỉ để lại 1-2 dollars ( trong khi hoá đơn phải trả là 30-40 dollars , tính ra chưa tới 0.5 % ) 😩😩😩😅😅😅
Nhiều lúc Uyên Thy thấy tội và an ủi là có người này người kia , cứ service cho thật tốt thì sẽ có người cho tip nhiều!!!! Các em trẻ thì không nói vì tuổi trẻ thường là rất phóng khoáng , nhưng đa số thì người Việt mình không có hiểu về tiền Tip ở Mỹ này là tính như thế nào không , nên khi đọc được bài này thấy hay quá share xuống cho cả nhà đọc để hiểu thêm về một số dịch vụ của các nhà hàng ở Mỹ .... mà rộng tay một chút cho các anh chị em sống bằng nghề này không thấy tủi thân .... mong lắm thay

 


Sổ tay phóng viên
WESTMINSTER, California (NV) – Hôm nay không nói chuyện chữ nghĩa, chuyện tiếng Anh tiếng em nữa, mình chuyển sang nói chuyện tiền, mà “đồng tiền đi liền khúc ruột” nên nói đến tiền thì ai cũng phải dừng lại ngó chút nghen.
Người ta hay nghêu ngao: “Tiền là tiên là Phật, là sức bật tuổi trẻ, là sức khoẻ tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý, là hết ý cuộc đời.”
Với nhiều người, tiền có quyền lực vạn năng. Tuy nhiên, cũng có người không coi tiền là tất cả.
Nhưng, dù coi tiền là nặng hay nhẹ, thì tiền… tip là phải có khi mình sử dụng một số dịch vụ ngoài xã hội, từ quán ăn, nhà hàng đến taxi, khách sạn.
Không ai sống ở Mỹ mà không nghe đến chữ “tip” (chữ này mà bắt nói tiếng Việt thì tui thua nha bà con). Nhưng tip thế nào, tip bao nhiêu là hợp lý thì dường như không phải ai cũng thông, tui cũng rứa.
Dễ chừng 10 năm trước đây, có người nói với tui một “qui tắc” chung về tip khi đi nhà hàng là: vô tiệm Việt, nếu đi đông thì cứ tip $1 trên mỗi đầu người, nếu đi một mình thì tip $2. Vô tiệm Mỹ thì ban ngày tip 10%, tối tip 15%. Còn đi ăn “buffet” hay “all you can eat” (chữ này mà bắt dịch ra tiếng Việt để nói cũng oải chè đậu luôn à) thì muốn tip cho vui thì tip, không thì thôi.
“Qui tắc” đó có hợp lý không, tui không biết. Chỉ biết là giờ có vô tiệm Việt đi nữa thì trong hóa đơn tính tiền cũng đã có tính sẵn luôn dùm mình luôn số tiền tip 15% là bao nhiêu, 18% là bao nhiêu và 20% là bao nhiêu, không có 10% nha. Mọi người để ý coi, nếu tui sai thì sửa dùm. Nhưng thực khách có tip theo giá đề nghị đó không lại là chuyện “thâm cung bí sử.”
Để viết bài này, tui đã mò mẫn đi tìm hiểu về chuyện tip bao nhiêu là đủ trên nhiều diễn đàn, cuối cùng chọn tạm ý của USAToday là đơn giản và dễ hiểu nhất (mà ngay cả tờ này thì họ cũng bắt đầu bằng câu “tip là chuyện dài nhiều tập”, hehehe, câu đó là tui dịch nha, chứ thiệt ra thì họ nói chuyện tiền tip cũng làm người ta lúng túng bởi nhiều giá tip khác nhau).
Theo USA Today thì qui tắc chung để tip cho “bồi bàn” là 15% đến 20% trước thuế (nhiều người hay quen nhìn vô số tiền tổng cộng để tính tip lắm), 10% khi đi ăn “buffet”, $1-$2 cho người pha chế rượu (nếu đi “bar”), $2-$5 cho người đậu xe “valet parking”, $2-$5 mỗi đêm cho người dọn phòng khi ở khách sạn, 15%-20% cho tài xế taxi, thợ hớt tóc, làm móng, “mát xa” (hehehe, nói ‘massages’ thấy dễ nghe hơn gọi là đấm bóp hay tẩm quất hén), và ít nhất là $2 cho người giao “pizza” đến nhà.
Có nhiều người cho rằng tip là chuyện tự nguyện, muốn thì cho không thì thôi, không bắt buộc. Nhưng hình như mọi người quên, rằng thì là, chính phủ có qui định mức lương tối thiểu dành cho “người làm nghề nhận tip” (Tipped Employees), và mức lương “minimum cash wage” này khác nhau ở mỗi tiểu bang.
Ví dụ như mức lương này từ đầu năm 2017 chính phủ liên bang qui định tối thiểu là $2.13/giờ. Có 18 tiểu bang áp dụng đúng mức này, như Texas, Georgia, Alabama, Utah, New Jersey,… Nghĩa là những người làm nhà hàng, tiệm tóc,… ở các tiểu bang này thật sự sống nhờ tip chứ lương chủ phải trả chỉ có $2.13/giờ thôi.
Riêng California là tiểu bang giàu, nên mức lương tối thiểu cho người làm nghề có tip là $10-$10.50/giờ (tùy theo số người làm trên hay dưới 25 người), Washington là $11/giờ, Las Vegas (Nevada) là $7.25-$8.25/giờ, Arizona là $7/giờ, Arkansas là $2.63/giờ, Florida là $5.08/giờ, Idaho là $3.35/giờ….
Như vậy, nếu nghĩ muốn tip thì tip không thì thôi là không đúng nha. Tội nghiệp người ta lắm à!
Nhưng quay lại, tại sao đi ăn nhà hàng Việt thì tâm lý người mình hay tip “rẻ” còn đi nhà hàng “ngoại” thì lại tip “bảnh”?
Một ông sếp tui nói đi nhà hàng Việt ổng tip 15%, nhà hàng Mỹ thì 18%, cứ nhìn hóa đơn mà tính. Thiệt ra như vậy là ổng cũng thuộc loại tip “bảnh” đó chứ, nhưng rõ ràng vẫn có sự “kỳ thị” giữa Việt và không Việt, đúng không?
Nhưng chuyện tiếu lâm mà ông có nickname “cực kỳ cà chớn” trong sở tui kể là một lần ông đi cùng nhóm bạn vô nhà hàng Việt, thấy cách phục vụ tốt, khi ra về ổng tính tiền và để lại $30 tiền tip (tui không biết hóa đơn bao nhiêu nhưng thấy số tiền tip vậy cũng ‘bảnh bảnh’). Tuy nhiên, khi từ trong “restroom” bước ra chuẩn bị đi về thì ông nhìn thấy trên bàn chỉ còn có tờ $10 thôi. Hỏi, thì biết là một người bạn đi cùng thấy nhiều quá nên rút lại tờ $20. Ổng nổi giận, bắt người đó bỏ ra, vì đó là tiền ông tip cho thái độ phục vụ của người ta. Ha ha ha, có ai từng như vậy chưa nhỉ, thấy người cùng bàn tip nhiều quá bèn rút bớt lại? Chuyện thấy bạn mình tip “bèo” quá nên mình “lén lén” móc túi để thêm thì tui thấy rồi nha.
Có người nói đi nhà hàng Việt thường thái độ người phục vụ không tốt nên phải nhận tip ít. Nhưng ngược lại, cũng có người lập luận, vì khách Việt thường tip “rẻ” nên không mua được nụ cười của người phục vụ. Không biết đúng sai, nên chăng thế nào.
Theo mọi người thì nên tip làm sao?
À, mà quên nữa, nhiều người còn nói dân Việt California tip là “bèo” nhất nữa nha. Tự ái ghê luôn.

-----------------------------------------------------------------------------------------
 


Tiền Tip
Tác giả: Phan
Bài Vietbao số: 3798-17-30298vb6041516

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông đảo nhất và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây, thêm một bài viết mới.
* * *
Với người Việt lớn tuổi chắc còn nhớ hai chữ “buộc-boa - pour boire” ở Sài gòn ngày trước, thời Việt nam còn ảnh hưởng văn hoá Pháp. Đó là khoản tiền nhỏ thưởng thêm cho người phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, hay mọi dịch vụ như taxi, xích lô, người bán quà vặt, em bé bán báo… Một chút tiền cho thêm không gây khó khăn cho người cho; cũng chẳng làm giàu cho người nhận. Nhưng ý nghĩa của những đồng tiền lẻ, bạc dư ấy lại nói lên thành ý, sự hài lòng, việc biết ơn của người được phục vụ; còn người phục vụ cũng le lói niềm vui nhẹ nhàng trong lòng làm cho công việc bớt nhọc nhằn, nhàm chán…
Đó là thời tiếng Pháp còn ảnh hưởng ở Việt Nam và văn hóa Đông dương nên người Việt rất quen với những từ như: áo sơ-mi, quần soóc, cùi-dìa, o-voa, la phông ten… Nhưng từ khi người Việt đến Mỹ thì những từ mới như: okay, number one, sorry, thank you, yes sir… bắt đầu trở nên những câu cửa miệng trong giao tiếp xã hội. Vì thế trong tiếng Việt có khá nhiều từ có nguồn gốc là tiếng nước ngoài nhưng do được sử dụng rộng rãi nên được Việt hoá thành tiếng Việt.
Và tiền tip ở Mỹ thì tiếng Anh lại gọi là “for drink” - hiểu sát nghĩa chẳng ra gì hết vì tiền uống nước là tiền trả cho ly nước uống chứ đâu phải tiền cho không người bán nước! Nhưng ở xứ sở của văn hóa tiền uống nước này thì ta thường nghe khách hàng nói với người phục vụ keep the change - giữ lấy khoản tiền thối lại”. Ở Mỹ thường xài thẻ nhựa - credit card, chúng ta thấy trong receipt - hoá đơn thanh toán thường có hàng số đầu tiên là số tiền phải trả; xuống hàng là “tip” - rồi xuống hàng nữa mới là tổng cộng - Total.
Trung bình người tiêu xài là Mỹ trắng thường cho tip khá hơn người da màu ở nhà hàng và các dịch vụ khác - vào khoảng từ 15% tới hơn; và ai cũng biết người Tàu giỏi buôn bán trong ngành ẩm thực nhưng nhà hàng Tàu phục vụ thì tệ nhất trong giới nhà hàng ở xứ Hợp chủng quốc này nên nhà hàng Tàu (ở Dallas) tính luôn 15% tip vào hoá đơn của khách hàng - Vì thế, ở Dallas, nếu đi ăn nhà hàng Tàu thì khỏi trả (cho) tip vì họ tính sẵn rồi! Một cách tính rất tính cách của người Tàu hiện đại - ai lại đi ép người ta thưởng cho sự phục vụ tồi của mình chứ! Dù tiền tip ở Mỹ là chuyện rất tự nhiên trong đời sống; như là một nét văn hoá của nước sở tại này.
Ngoài những chuyện “khó tin nhưng có thật” như ông già Mỹ tặng cô phục vụ ở nhà hàng McDonald cái xe hơi mới làm quà Giáng sinh; bà Mỹ cho cậu sinh viên làm part-time tấm check mười ngàn đô la hôm lễ Tạ ơn… Tiền tip đối với người Mỹ không hẳn là thước đo lòng tốt, sự rộng rãi của họ mà hiểu theo ngành phục vụ: Người Mỹ trắng họ mua sự phục vụ; nói một cách khác là họ dám trả tiền cho sự phục vụ - dù không có sự bắt buộc trong hoá đơn cầp phải thanh toán. Nhưng người Mỹ trắng họ mua sự sạch sẽ (vệ sinh) và họ mua cái service, tức sự phục vụ; người Mỹ đen thích mua cái gì bự, nhiều, rẻ… là ô-kê; người châu Á thì thích cái gì on sale, nhiều khi chẳng rẻ nhưng cứ có chữ “on sale” là mua. Với dân neo của dân ta thì họ lại gọi tắt là “tiền T”; Tiền T ở tiệm nào khá thì cánh thợ nhào vô; tiệm nào đông khách nhưng tiền T tệ thì thợ chạy ráo… Nhìn lại hay nói đến tiền tip ở Mỹ - là đề tài có thể viết thành sách vì phong phú và đa dạng. Con cháu chúng ta đi học đại học thường đi làm thêm ở những nhà hàng Mỹ để kiếm tiền tiêu vặt. Tôi nghe đã nhiều với đồng lương chỉ có hai, ba đồng một giờ; nhưng chỉ làm vài tiếng thì các cháu đã có vài chục tiền tip. Đó là lý do các cháu con nhà người Việt nhưng không làm tiệm phở của Việt nam vì lương part time bảy, tám đồng một giờ, nhưng tip bèo quá và làm cho chủ Việt thì quá cực!
Tiền tip. Đi từ ngôn ngữ Sài gòn xưa là pour boire - theo Pháp; sang Mỹ, người Việt cũng chẳng dùng tiếng Anh là “for drink”; chữ “tip” hiểu theo ngoại động từ là “cho tiền quà”. Và theo thời gian, sự thay đổi của đời sống xã hội thì tiền tip mang ý nghĩa khích lệ của người được phục vụ dành cho người phục vụ dần mờ nhạt. Trong khi tiềp tip là sinh nhai của những người làm việc lương thấp (sống nhờ tiền tip). Điểm dễ thấy ở một tiệm phở Việt nam là khách Mỹ cho tip từ 15% trở lên; trong khi khách Việt để lại bàn cả nhà đi ăn phở chỉ hai, ba đồng bạc; nhưng dù sao cũng đỡ hơn khách hàng là dân Ấn độ - không có thói quen cho tip; ở tiệm nail, tiệm cắt tóc, mọi dịch vụ, người thợ bớt nản khi được phục vụ người da trắng. Nhưng không có gì bảo đảm là người da trắng giàu có hơn người da màu - chỉ là thói quen của họ thôi!
Nếu đi xa hơn nữa, bạn cũng có thể thấy ở những nơi ăn chơi sang trọng. Những cô gái chân dài, đẹp như tiên giáng trần… thế mà họ đi làm không có tiền lương! Họ đi làm như đi làm công quả cho hộp đêm! Chỉ khác là đi làm công quả ở chùa thì ra về mệt đừ thân xác nhưng thân tâm thanh an; còn đi tiếp khách miễn phí (không lương) cho những nơi ăn chơi thì người đẹp ra về say mèm, lương tâm lảo đảo, nhưng trong bóp có cả ngàn đô la sau một đêm từ bi hỷ xả với những con chim đêm…
Nhưng tiền tip thời hiện đại ở Mỹ đã trở thành chuyện lớn từ một Tòa tối cao đã đưa ra phán quyết tiền típ (bo) khách cho ai người nấy hưởng. Thay vì tiền tip thường được chủ doanh nghiệp giữ lại rồi phân phát, chia chác tùy theo ý họ muốn. “Businesses cannot collect tips given to waiters, casino dealers or other service employees to share with support staff such as dishwashers even if the tipped employees are receiving minimum wage, a federal appeals court ruled Tuesday (Feb 23 – 2016).”
Nghĩa là tiền bo sẽ thuộc sở hữu của nhân viên 100%!
Tại nhiều nơi, chủ nhà hàng, dịch vụ… sẽ gom hết số tiền tip khách cho nhân viên lại rồi chia đều cho tất cả những nhân viên ở phía sau (như nhà bếp, hoặc những nhân viên chạy vòng vòng ở bên ngoài dịch vụ). Những ông chủ (bà chủ) này cho rằng đội ngũ nhân viên hậu trường cần được ghi nhận công lao. Điều này thật khó nói cho cùng. Bởi tiếp viên và người trực tiếp phục vụ khách mà không có các nhân viên hậu trường giúp đỡ thì chưa hẳn họ sẽ tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Tuy nhiên đây phải là chuyện các nhân viên tiếp viên đồng ý. Tuyệt nhiên không thể là chuyện automatic mà họ không có quyền ý kiến như trước.
Thông tấn xã AP đánh tin từ San Francisco cho biết một Tòa tại khu vực 9th US Circuit Court of Appeals đã tuyên bố họ ủng hộ luật này (cho phép nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng giữ lại 100% số tiền tip họ được cho) vốn được US Labor Department đưa ra hồi năm 2011. Cụ thể là: “The 9th Circuit said the rule was reasonable and consistent with Congress's goal of ensuring tips stay with employees who receive them.” Theo đó Tòa 9th Circuit chống lại tòa án sơ thẩm tại Nevada và Oregon yêu cầu các doanh nghiệp phải trả lương tối thiểu (minimum wage) và tiền tip nhân viên nhận được từ khách hàng. Hiện tại có đến 7 tiểu bang tuân thủ theo hệ thống tính tiền lương này gồm: Alaska, California, Minnesota, Montana, Nevada, Oregon và Washington.
Trước đây Bộ Lao động Mỹ đã cấm chủ doanh nghiệp lấy tiền tip của nhân viên “nhà trên” rồi chia đều biến thành tiền lương cơ bản cho nhân viên “nhà dưới”. Tất nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng làm thế. Với những nhân viên chạy bàn ở nhà trên gặp phải những cảnh này, họ không vui vẻ gì mấy. Đứng về phía khách hàng họ cũng không mấy gì vui vẻ. Bởi tiền tip là tiền họ cho nhân viên phục vụ họ (chứ không phải cho người khác). Tình trạng này tại một số nhà hàng Việt Nam cũng đã xảy ra. Tệ hơn hết ở trên đời (Mỹ) là Dallas có một tiệm phở Việt nam. Ông bà chủ gôm hết tiền tip trong ngày chia đều cho nhân viên cộng hai - là cộng luôn ông bà chủ. Cánh làm tiệm phở ở Dallas chửi rân trời.
Chuyện tiền tip bây giờ lớn rồi! Giáo sư luật Reuel Schiller của University of California (Hastings, in San Francisco) nói rằng tiền tip là của khách cho waiters and waitresses, not the dishwasher. Và đó là tiền của khách cho các nhân viên nhà trên chứ không phải đó là tiền của chủ doanh nghiệp. Theo vị giáo sư này thì các chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương cao hơn cho nhân viên nhà dưới chứ không thể bẻo tiền của nhân viên nhà trên được.
Hiện tại một số nhà hàng, khách sạn tại các tiểu bang Oregon, Alaska, và California đã xử ép các nhân viên nhà trên. Còn tại Nevada, hệ thống sòng bạc Wynn tại Las Vegas đã vi phạm. Nên Tòa 9th Circuit đã phải can thiệp để tiền nào ra tiền đó. Tip là tip. Wage là wage. Không thể nhập nhằng giữa lương và tip được. Như thế sẽ oan ức cho những nhân viên nhà trên vì họ đã ra công lăng xăng và mỉm cười với khách hàng.
Với người Việt, tình trạng chủ và thợ tại các tiệm nails không đụng chạm về chuyện tiền tip vì chủ ăn chia 5-5, 6-4… gì đó với thợ là chuyện hợp đồng. Chủ không dính tới tip. Nên thợ biết cách o bế khách hàng thì sẽ có nhiều tiền tip. Nên chỉ còn chuyện thợ tranh giành với nhau những vị khách sộp, làm nên những chuyện không hay.
Dẫu tiền là vật ngoại thân, nhưng đồng tiền dính liền khúc ruột. Hai câu cực kỳ mâu thuẫn nói lên tính chất của người Việt chúng ta. Nên chăng đã đến đến lúc đời sống của người tha phương đã định hình “nhất sĩ nhì neo” thì ì xèo với nhau chi nữa mà hội nhập thực sự vào đời sống Mỹ là đi ăn uống, tiêu xài…
Hãy cho tip rộng rãi hơn vì đồng tiền ở Mỹ rất đúng là người đầy tớ tốt và là ông chủ tồi, nên ta làm chủ đồng tiền (dù khó khăn kiếm được) hay cứ mãi làm nô lệ cho đồng tiền? Không thể sống mãi với quan niệm “của người bồ tát của mình lạt buộc”; Và cũng đứng quên người Mỹ có câu: Nobody was born yesterday - thiên hạ đâu phải là trẻ con!
(Tác giả: Phan)
-------------------------------------------------------------------------------------

TIỀN “TÍP”
Với người Việt lớn tuổi chắc còn nhớ hai chữ “buộc-boa – pour boire” ở Sài gòn ngày trước, thời Việt nam còn ảnh hưởng văn hóa Pháp; là khoản tiền nhỏ thưởng thêm cho người phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, hay mọi dịch vụ như taxi, xích lô, người bán quà vặt, đứa bé bán báo… Một chút tiền cho thêm không gây khó khăn cho người cho; cũng chẳng làm giàu cho người nhận. Nhưng ý nghĩa của những đồng tiền lẻ, bạc dư ấy lại nói lên thành ý, sự hài lòng, việc biết ơn của người được phục vụ; còn người phục vụ cũng le lói niềm vui nhẹ nhàng trong lòng làm cho công việc bớt nhọc nhằn, nhàm chán…
Đó là thời tiếng Pháp còn ảnh hưởng ở Việt Nam và văn hóa Đông dương nên người Việt rất quen với những từ như : áo sơ-mi, quần soóc, cùi-dìa, o-voa, la phông ten… Nhưng từ khi người Việt đến Mỹ thì những từ mới như: okay, number one, sorry, thank you, yes sir… bắt đầu trở nên những câu cửa miệng trong giao tiếp xã hội. Vì thế trong tiếng Việt có khá nhiều từ có nguồn gốc là tiếng nước ngoài nhưng do được sử dụng rộng rãi nên được Việt hóa thành tiếng Việt.
9 Tien Tip 2Đến khi gặp người Mỹ, nếu đổi “nhẩm xà” thành “for drink” – thì nghĩa chẳng ra gì hết vì tiền uống nước là tiền trả cho ly nước uống chứ đâu phải tiền cho không người bán nước ! Ở xứ sở của văn hóa tiền uống nước này ta thường nghe khách hàng nói với người phục vụ ‘keep the change – giữ lấy khoản tiền thối lại” – nếu đó là món tiền lẻ thường là vừa hay ít hơn tỷ lệ tiền tip. Ở Mỹ khi trả tiền các bữa ăn bằng thẻ nhựa – credit card, chúng ta thấy trong hóa đơn thanh toán thường có hàng số đầu tiên là số tiền phải trả; xuống hàng là “tip” – rồi xuống hàng nữa mới là tổng cộng – Total.
Trung bình người tiêu xài là Mỹ trắng thường cho tip khá hơn người da màu ở nhà hàng và các dịch vụ khác – vào khoảng từ 15% tới hơn. Tip là để khen, cám ơn sự phục vụ, nhưng ai cũng biết người Tàu giỏi buôn bán trong ngành ẩm thực điều ngược đời là ai cũng biết nhà hàng Tàu phục vụ thì tệ nhất trong giới nhà hàng ở xứ Hợp chủng quốc này nên nhà hàng Tàu (ở Dallas) tính luôn 15% tip vào hóa đơn của khách hàng.
Vì thế, ở Dallas, nếu đi ăn nhà hàng Tàu thì khỏi trả (cho) tip vì họ tính sẵn rồi ! Một cách tính rất đúng với tính cách của người Tàu hiện đại – ai lại đi ép người ta thưởng cho sự phục vụ tồi của mình chứ ! Dù tiền tip ở Mỹ là chuyện rất tự nhiên trong đời sống; như là một nét văn hóa của nước sở tại này.
Ngoài những chuyện “khó tin nhưng có thật” như ông già Mỹ tặng cô phục vụ ở nhà hàng McDonald cái xe hơi mới làm quà Giáng sinh; bà Mỹ cho cậu sinh viên làm part-time tấm check mười ngàn đô la hôm lễ Tạ ơn… Tiền tip đối với người Mỹ không hẳn là thước đo lòng tốt, sự rộng rãi của họ mà hiểu theo ngành phục vụ : 9 Tien Tip 3Người Mỹ trắng họ mua sự phục vụ; nói một cách khác là họ dám trả tiền cho sự phục vụ – dù không có sự bắt buộc trong hóa đơn cầp phải thanh toán.
Nhưng người Mỹ trắng họ mua sự sạch sẽ (vệ sinh) và họ mua cái service, tức sự phục vụ; người Mỹ đen thích mua cái gì bự, nhiều, rẻ… là ô-kê; người châu Á thì thích cái gì on sale, nhiều khi chẳng rẻ nhưng cứ có chữ “on sale” là mua. Với dân neo của dân ta thì họ lại gọi tắt là “tiền T”; Tiền T ở tiệm nào khá thì cánh thợ nhào vô; tiệm nào đông khách nhưng tiền T tệ thì thợ chạy ráo…
Nhìn lại hay nói đến tiền tip ở Mỹ – là đề tài có thể viết thành sách vì phong phú và đa dạng. Con cháu chúng ta đi học đại học thường đi làm thêm ở những nhà hàng Mỹ để kiếm tiền tiêu vặt. Tôi nghe đã nhiều với đồng lương chỉ có hai, ba đồng một giờ; nhưng chỉ làm vài tiếng thì các cháu đã có vài chục tiền tip. Đó là lý do các cháu con nhà người Việt nhưng không làm tiệm phở của Việt Nam vì lương part time bảy, tám đồng một giờ, nhưng tip bèo quá và làm cho chủ Việt thì quá cực !
Theo thời gian, sự thay đổi của đời sống xã hội thì tiền tip mang ý nghĩa khích lệ của người được phục vụ dành cho người phục vụ dần mờ nhạt. 9 Tien Tip 4Trong khi tiềp tip là sinh nhai của những người làm việc lương thấp (sống nhờ tiền tip). Điểm dễ thấy ở một tiệm phở Việt nam là khách Mỹ cho tip từ 15% trở lên; trong khi khách Việt để lại bàn cả nhà đi ăn phở chỉ hai, ba đồng bạc; nhưng dù sao cũng đỡ hơn khách hàng là dân Ấn độ – không có thói quen cho tip; ở tiệm nail, tiệm cắt tóc, mọi dịch vụ, người thợ bớt nản khi được phục vụ người da trắng. Nhưng không có gì bảo đảm là người da trắng giàu có hơn người da màu – chỉ là thói quen của họ thôi !
Nếu đi xa hơn nữa, bạn cũng có thể thấy ở những nơi ăn chơi sang trọng. Những cô gái chân dài, đẹp như tiên giáng trần… thế mà họ đi làm không có tiền lương ! Họ đi làm như đi làm công quả cho hộp đêm ! Chỉ khác là đi làm công quả ở chùa thì ra về mệt đừ thân xác nhưng thân tâm thanh an; còn đi tiếp khách miễn phí (không lương) cho những nơi ăn chơi thì người đẹp ra về say mèm, lương tâm lảo đảo, nhưng trong bóp có cả ngàn đô la sau một đêm từ bi hỷ xả với những con chim đêm…
Nhưng tiền tip thời hiện đại ở Mỹ đã trở thành chuyện lớn từ một Tòa tối cao đã đưa ra phán quyết tiền tip khách cho ai người nấy hưởng. Thay vì tiền tip thường được chủ doanh nghiệp giữ lại rồi phân phát, chia chác tùy theo ý họ muốn. An uong“Businesses cannot collect tips given to waiters, casino dealers or other service employees to share with support staff such as dishwashers even if the tipped employees are receiving minimum wage, a federal appeals court ruled Tuesday (Feb 23 – 2016).” Nghĩa là tiền tip sẽ thuộc sở hữu của nhân viên 100%!
Tại nhiều nơi, chủ nhà hàng, dịch vụ… sẽ gom hết số tiền tip khách cho nhân viên lại rồi chia đều cho tất cả những nhân viên ở phía sau (như nhà bếp, hoặc những nhân viên chạy vòng vòng ở bên ngoài dịch vụ). Những ông chủ (bà chủ) này cho rằng đội ngũ nhân viên hậu trường cần được ghi nhận công lao.
Điều này thật khó nói cho cùng. Bởi tiếp viên và người trực tiếp phục vụ khách mà không có các nhân viên hậu trường giúp đỡ thì chưa hẳn họ sẽ tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Tuy nhiên đây phải là chuyện các nhân viên tiếp viên đồng ý. Tuyệt nhiên không thể là chuyện tự động- automatic mà họ không có quyền ý kiến như trước.
9 Tien Tip 5
Thông tấn xã AP đánh tin từ San Francisco cho biết một Tòa tại khu vực 9th US Circuit Court of Appeals đã tuyên bố họ ủng hộ luật này (cho phép nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng giữ lại 100% số tiền tip họ được cho) vốn được US Labor Department đưa ra hồi năm 2011. Cụ thể là : “The 9th Circuit said the rule was reasonable and consistent with Congress’s goal of ensuring tips stay with employees who receive them”. Theo đó, Tòa 9th Circuit chống lại tòa án sơ thẩm tại Nevada và Oregon yêu cầu các doanh nghiệp phải trả lương tối thiểu (minimum wage) và tiền tip nhân viên nhận được từ khách hàng. Hiện tại có đến 7 tiểu bang tuân thủ theo hệ thống tính tiền lương này gồm: Alaska, California, Minnesota, Montana, Nevada, Oregon và Washington.
Trước đây Bộ Lao động Mỹ đã cấm chủ doanh nghiệp lấy tiền tip của nhân viên “nhà trên” rồi chia đều biến thành tiền lương cơ bản cho nhân viên “nhà dưới”. Tất nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng làm thế. 9 Tien Tip 6Với những nhân viên chạy bàn ở nhà trên gặp phải những cảnh này, họ không vui vẻ gì mấy. Đứng về phía khách hàng họ cũng không mấy gì vui vẻ.
Bởi tiền tip là tiền họ cho nhân viên phục vụ họ (chứ không phải cho người khác). Tình trạng này tại một số nhà hàng Việt Nam cũng đã xảy ra. Tệ hơn hết ở trên đời (Mỹ) là Dallas có một tiệm phở Việt nam. Ông bà chủ gom hết tiền tip trong ngày chia đều cho nhân viên cộng hai – là cộng luôn ông bà chủ. Cánh làm tiệm phở ở Dallas chửi rân trời.
Chuyện tiền tip bây giờ lớn rồi ! Giáo sư luật Reuel Schiller của University of California (Hastings, in San Francisco) nói rằng tiền tip là của khách cho waiters and waitresses, not the dishwasher. Và đó là tiền của khách cho các nhân viên nhà trên chứ không phải đó là tiền của chủ doanh nghiệp. Theo vị giáo sư này thì các chủ doanh nghiệp 9 Van hoa tip 1phải có trách nhiệm trả lương cao hơn cho nhân viên nhà dưới chứ không thể bẻo tiền của nhân viên nhà trên được.
Hiện tại một số nhà hàng, khách sạn tại các tiểu bang Oregon, Alaska, và California đã xử ép các nhân viên nhà trên. Còn tại Nevada, hệ thống sòng bạc Wynn tại Las Vegas đã vi phạm. Nên Tòa 9th Circuit đã phải can thiệp để tiền nào ra tiền đó. Tip là tip. Wage là wage. Không thể nhập nhằng giữa lương và tip được. Như thế sẽ oan ức cho những nhân viên nhà trên vì họ đã ra công lăng xăng và mỉm cười với khách hàng.
Với người Việt, tình trạng chủ và thợ tại các tiệm nails không đụng chạm về chuyện tiền tip vì chủ ăn chia 5-5, 6-4… gì đó với thợ là chuyện hợp đồng. Chủ không dính tới tip. Nên thợ biết cách o bế khách hàng thì sẽ có nhiều tiền tip. Nên chỉ còn chuyện thợ tranh giành với nhau những vị khách sộp, làm nên những chuyện không hay.
Bo tay 1Dẫu tiền là vật ngoại thân, nhưng đồng tiền dính liền khúc ruột. Hai câu cực kỳ mâu thuẫn nói lên tính chất của người Việt chúng ta. Nên chăng đã đến đến lúc đời sống của người tha phương đã định hình “nhất sĩ nhì neo” thì ì xèo với nhau chi nữa mà hội nhập thực sự vào đời sống Mỹ là đi ăn uống, tiêu xài… hãy cho tip rộng rãi hơn vì đồng tiền ở Mỹ rất đúng là người đầy tớ tốt và là ông chủ tồi, nên ta làm chủ đồng tiền (dù khó khăn kiếm được) hay cứ mãi làm nô lệ cho đồng tiền ? Không thể sống mãi với quan niệm của người bồ tát của mình lạt buộc; cũng phù hợp với người Mỹ có câu: Nobody was born yesterday – thiên hạ đâu phải là trẻ con! (theo Phan)
Yên Huỳnh chuyển tiếp

VĂN HÓA “TÍP” Ở KHẮP NƠI TRÊN Thế Giới.
Nếu như một số quốc gia còn khá xa lạ và “thờ ơ” với khái niệm tiền típ hay tiền “boa” thì ngược lại, nhiều nước trên thế giới lại hết sức cởi mở với vấn đề này.
1/. Áo : Tại Áo, phí dịch vụ ở nhà hàng và các quán bar sẽ được cộng luôn vào trong hóa đơn, khoảng 10% giá trị thực tế. Điều này có nghĩa là, nếu bạn nhận được một hóa đơn thanh toán cho bữa ăn 40 USD tức là bạn đã trả phí dịch vụ từ 3,5 đến 4 đô la Mỹ.
2/. Australia và New Zeland : Những nhân viên phục vụ tại Úc và New Zeland đã nhận được một mức lương xứng đáng ngay từ khi bắt đầu làm việc. Chính vì vậy, hành động “típ” tiền tại nơi đây thực sự không được hoan nghênh. Một nguyên tắc nhỏ là bạn có thể típ khoảng 10% nếu như bạn nhận được dịch vụ thực sự tuyệt vời. Tuy nhiên, sẽ vẫn có nhiều người cảm thấy ngạc nhiên và không thoải mái nếu như bạn cứ cố gắng dúi tiền vào tay họ.
3/. Pháp : Các nhà hàng của Pháp quy định cộng thêm 15% phí dịch vụ trực tiếp trên hóa đơn thanh toán. Tuy nhiên trên thực tế, các nhân viên không được biết đến khoản tiền này. Vì vậy, nếu như bạn thực sự cảm thấy hài lòng với nhân viên phục vụ, 9 Van hoa tip 2hãy đặt tiền tip của mình ngay trên hóa đơn. Tại các quán bar Pháp, văn hóa boa tiền hoàn toàn không được hoan nghênh.
4/. Ý : Tại đất nước hình chiếc ủng, các nhà hàng thường cộng phí dịch vụ trực tiếp vào hóa đơn thanh toán hoặc bạn có thể tip 10% trị giá hóa đơn thực tế. Các tài xế taxi ở Ý đều muốn nhận được tiền boa. Vì vậy, hãy tip tiền cho họ ngay khi bạn vừa bắt đầu hành trình của mình.
5/. Tây Ban Nha : Việc cộng thêm phí dịch vụ từ 5% đến 10% được coi là “luật bất thành văn” tại các nhà hàng ở Tây Ban Nha. Ở các quán bar, bạn phải trả thêm 0,20 euro cho mỗi món đồ uống. Đối với dịch vụ taxi, mặc dù không yêu cầu nhưng các bác tài sẽ rất hài lòng nếu như bạn boa cho họ 5% tiền lộ phí.
Ở khách sạn, cứ mỗi túi đồ bạn nhờ khuân vác hộ sẽ có giá tip là 1 euro. Ngoài ra, bạn cũng cần típ 1 euro cho người gác cửa và 1 euro cho người dọn phòng mỗi đêm.
6/. Thổ Nhĩ Kỳ : Đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn cần tip 5-10% tại các nhà hàng bình dân và từ 10-15% tại các nhà hàng sang trọng. Tại các quán bar, dù không được mong đợi nhưng bạn cũng có thể típ từ 5-10% nếu như bạn muốn. 9 Van hoa tip 3Ngoài ra, bạn cũng cần phải tip 2 Lira Thổ Nhĩ Kỳ nếu như bạn nhờ khuân vác một túi đồ.
7/. Mỹ : Trên thực tế, những nhân viên phục vụ tại Mỹ cần tiền Tip để có thế sống một cách “thoải mái” hơn ngoài mức lương tối thiểu. Do đó, tip 10-20% trị giá hóa đơn được coi là một tiêu chuẩn. Nếu như bạn tip 25%, điều đó có nghĩa rằng bạn đã rất hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên. Tuy nhiên, ngay cả khi chưa hài lòng, bạn vẫn cần phải tip cho họ 10%. Nếu không, rất có thể một bồi bàn sẽ ra tận cửa để hỏi xem anh ta đã làm gì phật ý bạn.
8/. Thái Lan : Người Thái thường không cho nhau tiền boa, tuy vậy, khách du lịch thường sẽ trả tiền này khi đến nghỉ ở khách sạn và nhà hàng hạng sang. Thậm chí nhân viên hướng dẫn đỗ xe ở những nơi sang trọng cũng mong bạn trả cho họ 20 bath. Nguyên tắc cho tiền boa ở Thái Lan như sau : Nếu vào nhà hàng, hãy trả thêm một khoản dưới 10% số tiền bạn phải trả. Đối với lái xe taxi, hãy làm tròn chục hoặc cho họ giữ lại tiền thừa.
9/. Canada : Ở Canada, tiền tip sẽ không được cộng luôn trong hóa đơn khi bạn đến ăn ở nhà hàng. Vì vậy, hãy boa cho bồi bàn số tiền trị giá 15-20% hóa đơn thanh toán. Tại khách sạn, mỗi người khuân vác thường nhận được tiền boa là 1-2 USD/túi đồ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người Canada chấp nhận đồng USD nhưng đó phải là tiền giấy chứ không phải là tiền xu.
9 Van hoa tip 5
10/. Nam Phi : Văn hóa boa tiền cũng được coi là “luật bất thành văn” tại Nam Phi. Tiền tip cho bồi bàn thường từ 10-15% hóa đơn. Đối với người khuân vác đồ hộ bạn trong khách sạn, giá của mỗi túi đồ là 1 USD và 3-5 USD cho người canh cửa. Lái xe taxi sẽ được tip thêm 10% hóa đơn, và hướng dẫn viên du lịch là 10 USD/ ngày.
11/. Ai Cập : Tại đất nước Kim Tự Tháp, tiền tip thường được cộng luôn vào hóa đơn từ 5-10% tại các nhà hàng. Ở khách sạn, cứ một túi đồ bạn nhờ khuân vác hộ sẽ có giá tip là 1 USD. Với những người giữ cửa, bạn nên tip 10-20 USD ngay từ ngày đầu tiên của kỳ nghỉ và chắc chắn bạn sẽ được đối xử như một ông hoàng, 9 Van hoa tip 4còn “giá” cho hướng dẫn viên du lịch là 20 USD/ngày. Một điểm lưu ý là người dân nơi đây muốn bạn tip bằng tiền đô la Mỹ hơn Bảng Ai Cập.
12/. Nhật Bản : Người Nhật luôn cho rằng phục vụ tốt đối với khách hàng là một lẽ dĩ nhiên. Chính vì vậy, văn hóa boa tiền không được “chào đón” tại xứ sở hoa anh đào. Bạn sẽ bị coi là khinh người và thô lỗ nếu như tặng thêm tiền cho lái xe trên taxi, nhân viên phục vụ trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc.
13/. Hàn Quốc : Văn hóa Hàn Quốc không có khái niệm về “tiền boa”. Tuy nhiên, bạn có thể boa thêm cho nhân viên nếu như bạn cảm thấy hài lòng với dịch vụ. 9 Van hoa tip 6Còn nếu không, bạn có thể vô tư cất ví đi mà không cần phải áy náy.
14/. Singapore : Tại quốc đảo sư tử, tiền tip được tính luôn vào trong hóa đơn nhà hàng. Nếu hóa đơn không có tiền tip, du khách có thể để lại một ít tiền lẻ cho bồi bàn. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc.
15/. Philippines : Tại các nhà hàng, bạn hãy kiểm tra lại hóa đơn trước khi trả tiền. Nếu trong hóa đơn đã gồm tiền tip, bạn có thể để thêm 1-2 USD cho bồi bàn. Còn nếu nhà hàng chưa tính tiền tip cho bạn, du khách phải để lại số tiền tương ứng từ 10-15% hóa đơn.
16/. Trung Quốc : Cho tiền boa không chỉ không được hoan nghênh ở Trung Quốc mà thậm chí còn là phạm pháp ở một số nơi. Dù bạn có thiện ý bày tỏ sự cảm ơn của mình với người phục vụ, có thể vô tình bạn sẽ làm cho người đó bị mất việc như chơi.

(Lan Hương chuyển tiếp.)

No comments:

Post a Comment