Vị trí địa lý
Huyện nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang. phía bắc giáp sông Trà (nhánh của sông Vàm Cỏ), ngăn cách với huyện Châu Thành của tỉnh Long An. Phía Nam giáp sông Cửa Tiểu, ngăn cách với huyện Tân Phú Đông. Phía tây giáp huyện Chợ Gạo. Phía đông giáp huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công.Lịch sử hình thành
Trong giai đoạn 1957-1968, huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để thành lập tỉnh Gò Công. Vùng đất Gò Công Tây ngày nay khi đó tương ứng với huyện Tây thuộc tỉnh Gò Công trong giai đoạn 1968-1976.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ban đầu vẫn đặt huyện Tây thuộc tỉnh Gò Công cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, vùng đất này trở thành một phần của huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang cho đến năm 1979.
Ngày 26 tháng 03 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP[2] về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công, huyện lỵ của huyện Gò Công.
Ngày 13 tháng 04 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP[3] về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.
Huyện Gò Công Tây gồm có 15 xã: Bình Nhì, Thạnh Nhựt, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Yên Luông, Bình Tân, Bình Phú, Thành Công, Long Vĩnh, Vĩnh Hựu, Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Long Bình, Thạnh Trị và thị trấn Vĩnh Bình.
Ngày 16 tháng 02 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Quyết định số 37-HĐBT về việc thành lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập thị xã Gò Công trên cơ sở thị trấn Gò Công, một phần diện tích, dân số của xã Tân Đông; một phần diện tích, dân số của xã Bình Nghị với tổng diện tích tự nhiên 2.207 hécta cùng 40.115 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông, một phần diện tích, dân số của xã Yên Luông; một phần diện tích, dân số của xã Thành Công với tổng diện tích tự nhiên 893 hécta với 7.843 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, tách một phần đất của xã Thạnh Trị nhập vào xã Yên Luông, một phần đất của xã Bình Phú nhập vào xã Thành Công.
Ngày 14 tháng 01 năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 07/2002/NĐ-CP, về việc thành lập xã thuộc các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập xã Tân Thạnh thuộc huyện Gò Công Tây trên cơ sở 1.134,32 ha diện tích tự nhiên và 2.836 nhân khẩu của xã Tân Phú; 550,2 ha diện tích tự nhiên và 1.769 nhân khẩu của xã Tân Thới; 552,51 ha diện tích tự nhiên và 358 nhân khẩu của xã Phú Thạnh.
Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang như sau:
- Điều chỉnh 6.410,28 ha diện tích tự nhiên và 39.949 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Bình Đông, Bình Xuân và Tân Trung); 580,72 ha diện tích tự nhiên và 2.238 nhân khẩu của xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây về thị xã Gò Công quản lý.
- Điều chỉnh 580,72 ha diện tích tự nhiên và 2.238 nhân khẩu (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây được điều chỉnh về thị xã Gò Công) về xã Bình Xuân thuộc thị xã Gò Công quản lý.
- Thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân).
Hành chính
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn huyện lị là thị trấn Vĩnh Bình và 12 xã khác lần lượt là: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.Kinh tế
Đất đai của huyện nằm giữa hệ thống sông rạch lớn, phía nam là sông Cửa Tiểu và sông Trà ở phía Bắc. Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch từ Sài Gòn và các địa phương ven biển Đông đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và sang Campuchia. Địa hình tương đối bằng phẳng, do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều mạnh, nên phần lớn đất đai nơi đây bị nhiễm phèn, mặn nặng.Ngành công nghiệp xây dựng phát triển chậm, thương mại dịch vụ mang tính chất nhỏ lẻ. Các nhành Nông, Lâm, Ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Cây trồng chính là lúa nước. Sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 170.000 tấn. Ngoài 2 - 3 vụ lúa chuyên canh trong năm, nông dân huyện còn trồng nhiều loại cây màu như: dưa hấu, bắp, rau đậu các loại...
Kinh tế vườn cũng khá phát triển với nhiều loại cây trái như xoài, bưởi, mãng cầu xiêm... Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhanh về số lượng và chất lựơng. Khai thác thủy hải sản đã và đang là một mũi nhọn kinh tế của huyện.
Mặc dù là một địa phương thuộc một tỉnh nổi tiếng vế cây trái, nhưng Gò Công Tây lại là địa phương có diện tích trồng hoa màu, rau củ rất nhiều, nhiều hơn cả diện tích trồng hoa quả. Hoa màu, rau củ ở đây chủ yếu được cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho Thành phố Hồ Chí Minh
No comments:
Post a Comment