Bải Đã Đăng

1

Thursday, August 24, 2017

Gò Công Bách khoa toàn thư Wikipedia



Gò Công
Thị xã
280px
Địa lý
Tọa độ: 10°22′B 106°40′ĐTọa độ: 10°22′B 106°40′Đ
Diện tích 102,3588 km²
Dân số (2017)
 Tổng cộng 107.600 người
 Mật độ 1.051 người/km²
Dân tộc Chủ yếu là KinhHoa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Tây Nam Bộ
Tỉnh Tiền Giang
 Chủ tịch HĐND Trần Vĩnh Hưng
Phân chia hành chính 5 phường và 7 xã
Website Trang chủ
 

Gò Công là đô thị loại 3, là thị xã của tỉnh Tiền Giang. Vùng đất này trước đây thuộc tỉnh Gò Công, tuy nhiên cũng có thời kỳ thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho. Gò Công từng là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng lúc bấy giờ, trong giai đoạn 1957-1968, Gò Công chỉ là thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho. Sau năm 1968, Gò Công mới trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công khi tỉnh này được tái lập và tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho.
Năm 2017, thị xã có 107.600 người, dân số khu vực nội thị 63.738 người. Tổng diện tích của thị xã là 102,3588km2.[1]

Mục lục


Khái quát

Vị trí địa lý

Thị xã nằm ở phần trung tâm phía Đông tỉnh Tiền Giang và tiếp giáp với:
  • Phía Đông giáp huyện Gò Công Đông;
  • Phía Tây giáp huyện Gò Công Tây;
  • Phía Nam giáp huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông;
  • Phía Bắc giáp tỉnh Long An.

Diện tích, dân số

  • Diện tích: 10.198,48 ha
  • Dân số: 97.709 người (năm 2008).

Các đơn vị hành chính

Gồm 5 phường và 7 xã:
STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người)
1 Phường 1 0,490053 6.527
2 Phường 2 0,7134 7.669
3 Phường 3 10,97072 6.350
4 Phường 4 1,510856 7.638
5 Phường 5 1,6 4.050
6 Long Chánh 7,6826 5.100
7 Long Hoà 6,426 6.343
8 Long Hưng 6,572203 4.620
9 Long Thuận 6,153266 6.707
10 Bình Đông 22,45 13.626
11 Bình Xuân 27,8641 14.561
12 Tân Trung 19,5972 13.492

Toàn thị xã 112,030398 97.709

Xếp loại đô thị

Thị xã được công nhận là đô thị loại 3 ngày 17/4/2017 [2][3] và đang phấn đấu chỉnh trang đô thị từng ngày cũng như xây dựng thêm những khu đô thị mới như Dự án đường Trương Định nối dài... Gò Công từng là tỉnh lỵ, là trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của Nam Bộ, là trung tâm phát triển hạt nhân của khu vực Đông Bắc Tiền Giang gồm các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và huyện mới Tân Phú Đông với vị trí hết sức thuận lợi, có đường biển, QL50 và cầu Mỹ Lợi[4] thay cho phà Mỹ Lợi hiện hữu nối Tiền Giang với Long An và SG, giúp phát triển mạnh mẽ hơn cho khu vực này. Thị xã được ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015-2020 mang tầm vóc của một đô thị loại 3.

Vai trò

  • Thị xã có vị trí là trung tâm của khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang với ba hướng giao lưu kinh tế: phía bắc là điểm trung chuyển quan trọng của tuyến giao thông nối liền Tiền Giang với Sài gòn; phía đông là giao điểm của hai hướng: ra biển Đông, đến cảng Vàm Láng và vùng phát triển du lịch biển Tân Thành; phía tây nối liền thành phố Mỹ Tho.
  • Quốc lộ 50 nối liền thị xã và Sài Gòn  được hoàn thành sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thị xã Gò Công.

Lịch sử

Tên gọi Gò Công phát xuất từ tiếng Khmer Aih Amrak (con công), do nơi này nguyên sơ là vùng đồi núi có nhiều chim công[5].

Thời phong kiến

Dưới thời nhà Nguyễn độc lập, Gò Công chỉ là địa danh để chỉ vùng đất thôn Thuận Tắc ban đầu cùng thuộc tổng Hòa Lạc và sau đó là tổng Hòa Lạc Hạ, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Toàn bộ địa bàn huyện Tân Hòa khi đó sau này được chính quyền thực dân Pháp đổi thành hạt Gò Công và sau đó là tỉnh Gò Công, với lỵ sở của huyện lúc bấy giờ cũng đặt tại Gò Công, tức thôn Thuận Tắc.

Thời Pháp thuộc

Ngày 9 tháng 11 năm 1864, thực dân Pháp lại thành lập hạt Thanh tra Tân Hòa trên địa bàn huyện Tân Hòa thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Tân Hòa đặt tại Gò Công. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Gò Công được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Tân Hòa trước đó, là một trong 24 hạt Thanh tra toàn xứ Nam Kỳ thuộc Pháp lúc bấy giờ.
Ngày 5 tháng 1 năm 1876, các thôn được gọi là làng, đồng thời Gò Công trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra, với lỵ sở cũng được đặt tại làng Thuận Tắc như cũ. Ngày 31 tháng 3 năm 1885, tòa Tham biện Gò Công chứng nhận một nghị định đổi tên làng của chính quyền thuộc địa, được đăng trên "Gia Định Báo", theo đó, làng Thuận Tắc và làng Thuận Ngãi được sáp nhập làm một và mang tên làng Thành phố[6].
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công. Tỉnh lỵ Gò Công đặt tại làng Thành phố thuộc tổng Hòa Lạc Hạ.
Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến này 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Gò Công bị giải thể và trở thành quận Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Lúc này, làng Thành phố trở thành nơi đặt quận lỵ quận Gò Công. Sau năm 1924, khi tỉnh Gò Công được tái lập trở lại thì làng Thành phố tiếp tục là nơi đặt tỉnh lỵ Gò Công.
Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Gò Công trên phần đất làng Thành phố trước đó.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 2 tháng 4 năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Châu Thành và quận Hòa Đồng ở tỉnh Gò Công. Lúc này, làng Thành phố cũng là nơi đặt quận lỵ quận Châu Thành.
Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Đồng thời, làng Thành phố (bao gồm hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại vào năm 1885) hợp nhất với làng Long Chánh thành một xã mới lấy tên là xã Long Thuận.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập tỉnh Định Tường trên cơ sở hợp nhất tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công trước đó. Lúc này, quận Châu Thành (tỉnh Gò Công cũ) được đổi tên là quận Gò Công trực thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Thuận.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường. Tỉnh lỵ có tên là "Gò Công", về mặt hành chánh thuộc xã Long Thuận, quận Châu Thành (quận Gò Công cũ). Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sắp xếp hành chính, chia quận Châu Thành thuộc tỉnh Gò Công thành 2 quận: Hòa Tân và Hòa Lạc. Do đó, từ năm 1965, tỉnh lỵ Gò Công thuộc xã Long Thuận, quận Hòa Lạc.
Năm 1957 chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhập 2 tỉnh Gò Công và Mỹ Tho làm một đơn vị và gọi là tỉnh Mỹ Tho, đồng thời chuyển thành huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Lúc này thị xã Gò Công lại được chính quyền Cách mạng chuyển thành thị trấn Gò Công trực thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho.
Nhưng đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công lại được chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tách khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò Công. Lúc này thị xã Gò Công cũng được tái lập trở lại. Địa bàn thị xã Gò Công tương ứng với xã Long Thuận thuộc quận Hòa Lạc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ ban đầu vẫn đặt thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Gò Công cho đến đầu năm 1976.

Thời Việt Nam Ngày Nay

Tháng 2 năm 1976, thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang, đồng thời cùng tồn tại song song với huyện Gò Công.
Quyết định số 77-CP[7] ngày 26 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công, huyện lỵ của huyện Gò Công.
Quyết định số 155-CP[8] ngày 13 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.
  • Huyện Gò Công Đông gồm có các xã Tân Đông, Tân Trung, Bình Xuân, Bình Đông, Tân Phước, Gia Thuận, Tân Thành, Tân Điền, Phước Trung, Tăng Hòa, Bình Nghị, Bình Ân, Phú Đông, Kiểng Phước, Vàm Láng, Tân Tây và thị trấn Gò Công.
  • Huyện Gò Công Tây gồm có các xã Bình Nhì, Thạnh Nhựt, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Yên Luông, Bình Tân, Bình Phú, Thành Công, Long Vĩnh, Vĩnh Hựu, Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Long Bình, Thạnh Trị và thị trấn Vĩnh Bình.
Quyết định số 37-HĐBT[9] ngày 16 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng tái lập thị xã Gò Công, với diện tích 31 km², dân số 48.043 người, gồm 2 phường và 4 xã, trên cơ sở tách một phần đất của 2 xã Tân Đông, Bình Nghị của huyện Gò Công Đông, và phần đất của 2 xã Thành CôngYên Luông thuộc huyện Gò Công Tây cùng với thị trấn Gò Công.
Nghị định 69-CP ngày 23 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập một số phường thuộc thị xã Gò Công: thành lập phường 3 thuộc thị xã Gò Công trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Long Hưng; thành lập phường 4 thuộc thị xã Gò Công trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Long Chánh.
Nghị định 154/2003/NĐ-CP[10] ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: thành lập phường 5 thuộc thị xã Gò Công trên cơ sở 160 ha diện tích tự nhiên và 7.740 nhân khẩu của xã Long Hòa.
Nghị định 09/2008/NĐ-CP[11] ngày 21 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công ĐôngGò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang: chuyển các xã Bình Đông, Bình XuânTân Trung thuộc huyện Gò Công Đông về thị xã Gò Công quản lý; đồng thời điều chỉnh 580,72 ha diện tích tự nhiên và 2.238 nhân khẩu của xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây về xã Bình Xuân thuộc thị xã Gò Công quản lý.
Thị xã Gò Công có 10.198,48 ha diện tích tự nhiên và 97.709 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5 và các xã: Bình Đông, Bình Xuân, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận, Tân Trung.
Địa giới hành chính thị xã Gò Công: Đông giáp huyện Gò Công Đông; Tây giáp huyện Gò Công Tây; Nam giáp huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông; Bắc giáp tỉnh Long An.
Theo quy hoạch chung đô thị Tiền Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ thị xã Gò Công sẽ được nâng lên thành thành phố Gò Công, gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 3 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung.
Tên Đường của thị xã Gò Công trước năm 1975
Đường Phạm Đăng Hưng nay là đường Trương Định
Đường Võ Tánh nay là đường Rạch Gầm
Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lê Thị Hồng Gấm
Đường Tân Hội và Nguyễn Trãi nay là đường Phan Chu Trinh
Đường Lý Thường Kiệt nay là đường Phan Đình Phùng
Đường Huyện Nguơn, Chủ Sự Thiều, Tổng Thư và Đồ Chiểu nay là đường Nguyễn Huệ
Đường Huyện Tri nay là đường Võ Duy Linh
Đường Hai Bà Trưng,Duy Tân và Tổng Đốc Phương nay là đường Hai Bà Trưng
Đường Joffre, Thái Lập Thành, Hộ Mưu nay là đường Nguyễn Văn Côn
Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Thủ Khoa Huân
Đường Phan Đình Phùng,Phan Châu Trinh nay là đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Văn Thinh nay là Quốc lộ 50
Đường Từ Dũ nay là đường Lý Tự Trọng
Đường Hàm Nghi và Lê Văn Duyệt nay là đường Lưu Thị Dung
Đường Gia Long và Trần Hưng Đạo nay là đường Trần Hưng Đạo
Những con đường mất hẳn do quy hoạch
Đường Đốc Phủ Vinh
Hẻm số 13
Đường Trịnh Hoài Đức
Đường Paulus Của
Đường Nguyễn Công Trứ
Đường Nguyễn Du
Đường Cả Thuận
Đường Pétrus Ký
N

Chú thích

  1. ^ http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/thi-xa-go-cong-cong-dat-tieu-chuan-do-thi-loai-iii.html
  2. ^ ban nhân dân-gia-dat-Tien-Giang-2007-vb57212t17.aspx Quyết định 64/2006/QĐ-ủy ban nhân dân về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
  3. ^ Công văn số 12/BXD-KTQH về việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
  4. ^ Thông báo số 427/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp với tỉnh Long An và Tiền Giang về dự án cầu Mỹ Lợi – quốc lộ 50 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
  5. ^ Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Minh Tiến. Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ.
  6. ^ “Dấu xưa phố cổ”. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ Quyết định 77-CP năm 1977 về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh do Hội đồng Chính phủ ban hành
  8. ^ Quyết định 155-CP năm 1979 về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây do Hội đồng Chính phủ ban hành
  9. ^ Quyết định 37-HĐBT năm 1987 về việc thành lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  10. ^ Nghị định 154/2003/NĐ-CP thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
  11. ^ Nghị định 09/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

No comments:

Post a Comment